Trở kháng loa. Một khái niệm khá phổ biến trong lĩnh vực âm thanh, nhưng để hiểu rõ, trở khoáng loa là gì và cách đó như thế nào không hẳn ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này ECT sẽ giải thích nghĩa rõ hơn cho các bán nắm được
Trở kháng loa. Một khái niệm khá phổ biến trong lĩnh vực âm thanh, nhưng để hiểu rõ, trở khoáng loa là gì và cách đó như thế nào không hẳn ai cũng nắm rõ. Trong bài viết này ECT sẽ giải thích nghĩa rõ hơn cho các bán nắm được
DANH MỤC CHÍNH
Có thể hiểu một cách đơn giản, trở kháng của loa là điện trở của loa và là thông số kỹ thuật rất quan trọng quyết định đến chất lượng âm thanh được tái tạo từ loa. Trở kháng có quan hệ mật thiết với tăng âm.
Nếu trở kháng loa (tổng trở của nhiều loa ghép nối) nhỏ hơn trở kháng của ngõ ra tăng âm, thì tăng âm có thể cháy. Ngược lại, Loa có thể phát không hết công suất thiết kế.
Trở kháng được ký hiệu Z, đơn vị đo lường Ohm (Ω)
Thực chất, chỉ có một loại trở kháng loa. Nhưng do đặc tính hoạt động của loa mà thị trường được hiểu thành hai loại
Loa trở kháng thấp: 2Ω, 4Ω, 6Ω, 8Ω, 16Ω... Các loại loa thông dụng, dùng trong gia đình như nghe nhạc, loa đám cưới, loa karaoke, loa sân khấu. Đặc điểm trung của loa này là khoảng cách nối giữa loa và tăng âm rất gần (Gia đình ~50m, Sân vận động 100-200m) và đòi hỏi chất lượng âm thanh cao, trung thực và hoàn hảo.
Loa trở kháng cao: 670Ω, 1.7kΩ... là các loa có trở kháng thường >100Ω và dùng trong thông báo là chủ yếu. Lý do loa có trở kháng cao là trong loa có biến áp. Để phân biệt, trong loa trở kháng cao người ta dùng khái niệm 100V Line, 70V Line...
Chất lượng âm thanh tốt
Thích hợp cho dùng nghe nhạc, accoutic hoặc sự kiện
Loa nối cả nối tiếp và song song. Đảm bảo trở kháng phù hợp với tăng âm và công suất tương ứng với công suất tăng âm.
Do đòi hỏi trở kháng tăng âm và trở kháng dây loa phải phù hợp nên việc phối hợp trở kháng rất phức tạp. Chúng ta có thể nối song song, nối nối tiếp nhưng vẫn phải đảm bảo tổng trở đường dầy phải lớn hơn tổng trở ngõ ra tăng âm (lý tưởng nhất là bằng) thì chất lượng âm thanh mới hoàn hảo được.
Loa càng xa, dây dẫn càng lớn dẫn đến tốn chi phí
Loa sẽ được nối song song. Đơn giản hơn nhiều, chỉ việc cộng công suất các loa, và công suất này phải nhỏ hơn công suất tăng âm là được.
Thông thường chúng ta có hai cách nối loa phổ biến
Loa nối nối tiếp, tổng trở sẽ bằng các giá trị cộng vào: Z = Z1 + Z2 =…= Zn.
Loa song song, tính tổng trở sẽ khó khăn hơn đó là nghịch đảo các giá trị của chúng: 1/Z = 1/Z1 + 1/Z2 +…+ 1/Zn
Sơ đồ và công thức tính như sau
Tùy theo yêu cầu cụ thể, nhưng theo kinh nghiệm của ECT, chúng tôi có một số gợi ý giúp bạn dễ dàng lựa chọn hơn như sau
Nếu bạn nghe nhạc gia đình: Nên chọn loa trở kháng thấp để đem lại âm thanh trung thực nhất.
Nếu bạn trang bị nhạc cho quán cafe, shop, nhà hàng: Nên chọn loa trở kháng cao để đảm bảo dễ đấu nối vận hành.
Nếu thông bao phường xã, chung cư, nhà máy...: Chắc chắn nên chọn loa trở kháng cao để dễ phân vùng, đấu nối
Để được tư vấn đúng, vui lòng liên hệ số hotline để chúng tôi tư vấn chính xác nhất.
Các đơn giản nhất là đọc chỉ số ngay sau loa. Loa nào cũng có 2 chỉ số bắt buộc là trở kháng và công suất. Việc thiếu các thông số này sẽ dẫn đến đấu loa không đúng và cháy nên 100% nhà sản xuất sẽ ghi ngay trên loa
Với các loa đóng thùng thì sẽ ghi trên vỏ thùng:
Đo thì có nhiều cách nhưng cơ bản chúng ta cần phải có đồng hồ đo trở kháng riêng. Nếu loa trở kháng thấp thì có thể dùng đồng hồ đo điện trở thông thường, nhưng với loa trở kháng cao, bắt buộc chúng ta phải dùng đồng hồ đo trở kháng chuyên dụng
Ưu điểm
Kiểm tra được trạng thái hoạt động của loa: Có thể nghe thấy tiếng khi cắm đồng hồ.
Có thể tính gần chính xác công suất của dây loa để kiểm tra xem có phù hợp tăng âm sử dụng không.
Lời khuyên chúng tôi, các bạn nên mua đồng hồ ZM-104A của TOA để đo và kiểm tra chính xác nhất.
Các bước đo:
Bước 1: Lắp PIN AA (R6) mặt dưới thiết bị. Nên dùng PIN mới và pin Akaline để đảm bảo năng lượng.
Bước 2: Cắm dây đo vào "chân cắm dây đo".
Bước 3: Ước tính trở kháng của loa, và chọn "Chọn thang đo". Chỉ sổ trên "thang đo chỉ số" sẽ nhân tương ứng với mức "Chọn thang đo" này.
VD để x10, trên thang chỉ 20 nghĩa là trở kháng đo được là:= 20x10 = 200Ω
Bước 4: Điều chỉnh thang đo về chuẩn. Ấn nút "button" bên trái hoặc chập hai dây đo vào. Sau dùng "Núm điều chỉnh thang đo" xoay để kim chỉ về số 0.
Bước 5: Nhả nút "button" và dùng dây đo cắm vào hai đầu dây, đọc chỉ số trên "thang đo chỉ số" và nhân với hệ số, chúng ta sẽ được trở kháng của đường dây
Công suất loa: = 100^2/(Z). VD, bạn đo được 200Ω, công suất đường dây sẽ là:= 100^2/200= 10000/200=50W.
Có 2 cách cơ bản để kiểm tra công suất loa
Cách 1: Theo tài liệu thông tin đi kèm. Có thể đọc mặt sau của loa hoặc thùng loa, trong tài liệu kỹ thuật đi kèm, brochure... hoặc trên website chính hãng của loa
Cách 2: Đo, sử dụng đồng hồ và phương pháp đo trên, dùng công thức chia ngược sẽ ra công suất của loa. Nhưng cách này chỉ đo được trở kháng và tính công suất theo trở kháng cao, áp dụng loa TOA hoặc loa tương đương (100V Line), chứ không tính công suất được loa trở kháng thấp.